Trọn bộ 3 Cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa
THÔNG TIN TÁC PHẨM
Tên sản phẩm: Tam Quốc Diễn Nghĩa (Quyển 1) Thương Hiệu: La Quán Trung Tác giả: La Quán Trung Nhà xuất bản: Nhà Xuất Văn Học Loại bìa: Bìa mềm Kích thước sản phẩm: 14,5×20,5cm Số trang: 752 | Tên sản phẩm: Tam Quốc Diễn Nghĩa (Quyển 2) Thương Hiệu: La Quán Trung Tác giả: La Quán Trung Nhà xuất bản: Nhà Xuất Văn Học Loại bìa: Bìa mềm Kích thước sản phẩm: 14,5×20,5cm Số trang: 752 | Tên sản phẩm: Tam Quốc Diễn Nghĩa (Quyển 3) Thương Hiệu: La Quán Trung Tác giả: La Quán Trung Nhà xuất bản: Nhà Xuất Văn Học Loại bìa: Bìa mềm Kích thước sản phẩm: 14,5×20,5cm Số trang: 764 |
Tam quốc diễn nghĩa là một “Tứ đại danh tác” hay “Tứ đại kỳ thư” của nền văn học cổ Trung Quốc. Cho đến nay Tam quốc diễn nghĩa đã trở thành danh tác thế giới bởi số lượng biên dịch và tầm phổ biến rộng khắp.
Trong suốt 120 hồi, ngòi bút của nhà văn La Quán Trung đã làm sống lại được cả một thời kì hỗn loạn khoảng 100 năm trong lịch sử Trung Quốc: vua quan ngu muội tàn bạo, nhân dân khổ cực trăm bề.
Tác giả đã nói lên lòng tha thiết của nhân dân mong muốn được sống một cuộc đời hạnh phúc thanh bình, thống nhất, đồng thời đã dựng lên được những nhân vật lịch sử điển hình của thời đại như Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tôn Quyền, Chu Du, v.v..
Lời văn Tam Quốc giản dị sáng sủa. Những cảnh tuyết ở Ngọa Long Cương, nước ở Đàn Khê, lửa ở Xích Bích, khói ở Hoa Dung đều được vẽ thành những bức tranh tuyệt diệu.
Trước La Quán Trung, từ lâu truyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian, nói một cách khác nhân dân quần chúng đã sớm sáng tạo ra những nhân vật điển hình và truyện lịch sử Tam quốc.
Đời nhà Đường có một nhà thơ, trong khi viết thơ tả về truyện đùa giỡn của trẻ em đã ghi: “Hoặc giễu Trương Phi đen, hoặc cười Đặng Ngải nói lắp”, trong đó không phải đã ẩn hiện hình tượng của một Trương Phi lỗ mãng đó sao? Có thể chứng minh rằng ở thời đó một số nhân vật và sự tích trong truyện Tam quốc đã rất phổ biến tới trình độ mọi nhà đều biết, đàn bà con trẻ đều hay.
Thời Bắc Tống có một nhà văn cũng ghi lại rằng ở thôn quê, lúc trẻ con quấy, nghịch, người nhà thường cho chúng tiền đi tụ họp nhau lại ngồi nghe kể truyện Tam quốc. Đồng thời đời Tống nền kinh tế thương phẩm thành thị từ trước chưa bao giờ phát đạt như vậy, yêu cầu về sinh hoạt văn hóa của các tầng lớp nhân dân thành thị ngày tăng lên, nên truyện Tam quốc lại càng thịnh hành.
Sở dĩ truyện Tam quốc khác với “chính sử” Trần Thọ Tam quốc (nhà viết sử đời Tấn của Trung Quốc) là ở chỗ căn bản nó thông suốt lòng yêu ghét của nhân dân, diễn đạt được tình cảm và nguyện vọng của nhân dân.
Trong thời kỳ Bắc Tống, một hồi ký ghi lại rằng trẻ em thích Lưu Bị trong truyện Tam Quốc, thể hiện sự không hài lòng trước thất bại của ông và vui mừng trước mất mát của Tào Tháo, phản ánh một tình cảm lâu đời, không lay chuyển trong nhân dân. Nhận thức chung này được thể hiện rõ nhất trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Đánh giá PBbook – 3 Cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa
Chưa có đánh giá nào.